Facebook Twitter Google RSS

30 tháng 7, 2013

Wellness - Ngành công nghiệp phong cách sống khỏe mạnh

Unknown     09:29  

Ngành công nghiệp Phong cách sống khoẻ mạnh (Wellness Industry) xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20. Đó là - chăm sóc sắc đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, sản xuất các vitamin và khoáng chất, các phương pháp giúp kéo dài tuổi thanh xuân và làm chậm quá trình lão hoá. Khi đó ngành công nghiệp này có doanh số chừng 15-20 tỉ đôla. Còn vào năm 2000 doanh số hàng năm riêng ở Mỹ là 200 tỉ đôla. Hiện nay Wellness đang vươn lên hàng đầu thế giới về tăng trưởng doanh số và sự phổ cập tới khách hàng. Theo ước đoán của các chuyên gia, vào năm 2010 doanh số của ngành Wellness ở Mỹ sẽ đạt tới 1000 tỉ đôla.



Vậy Wellness là gì? Tại sao ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe - sắc đẹp là một xu thế tiêu dùng lớn nhất trên toàn thế giới trong thế kỷ 21.
Cơ hội này dành cho ai?

John David Mann và John Milton Fogg - Trích từ phỏng vấn Paul Pilzer (Đăng trong Tạp chí Network Marketing Lifestile, tháng 9-2001)
Paul Zane Pilzer là cố vấn kinh tế của hai đời tổng thống Mỹ, là nhà kinh tế và giáo sư đại học, đã viết 3 cuốn sách nổi tiếng được Tạp chí New York Times đưa vào hàng “best seller”. Ông đã trở thành triệu phú vào năm 25 tuổi, và hiện đang là một đại triệu phú. Ông là người đã đưa ra tiên đoán chính xác về sự bùng nổ của máy tính cá nhân và sau đó là internet. Sau đây là trích đoạn một số ý kiến của ông.

"Chúng ta hiện đang chứng kiến sự bùng nổ của một ngành công nghiệp mới có doanh số lên đến một nghìn tỷ đôla, và trong hàng ngũ đi tiên phong của nó là các đại diện của ngành kinh doanh theo mạng.

Ngày hôm nay có một khả năng làm giàu lớn thuộc về những người đang làm công việc “phân phối tri thức”.

Trong tác phẩm gần đây của tôi có nhan đề là “Cuộc cách mạng Wellness: một nghìn tỉ tiếp theo” tôi đưa ra khái niệm hai dạng phân phối hàng hóa: phân phối vật thể và phân phố tri thức.
Phân phối vật thể có nghĩa là cung cấp đến người tiêu dùng sản phẩm mà người tiêu dùng đã quen biết và muốn có.

Còn phân phối tri thức có nghĩa là bạn sẽ được biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà trước đó bạn hoàn toàn không biết về nó. Ngày hôm nay chính dạng phân phối tri thức đang chứa đựng những khả năng phi thường. Những vấn đề nổi lên trong thiên niên kỷ mới – ít nhất cũng là trong thập kỷ đầu tiên – là thuộc về lĩnh vực phân phối tri thức: giới thiệu đến người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ mà cho đến hiện nay họ không hề biết. Những người thành công tuyệt đỉnh ở đây chính là những người nắm được công nghệ siêu đẳng hàng đầu, không chỉ đặc biệt mà là hiệu quả hơn tất cả những người khác.

Tôi định nghĩa “wellness” như là tiền được chi ra để được cảm thấy khỏe mạnh hơn, ngay cả khi bạn “không bệnh” theo những thông số phổ biến của ngành y tế. Để cơ thể khỏe mạnh hơn, thấy rõ hơn, nghe tốt hơn, để chống chọi với các triệu chứng của lão hóa. Ngày hôm nay nhu cầu chính của phần lớn mọi người không phải là tiền, mà chính là sức khỏe.
Ngày hôm nay, ở tầng lớp người có thu nhập càng thấp lại càng xuất hiện nhiều hiện tượng béo phì. Béo phì – đó là biểu hiện của chế độ ăn uống tồi. Thông thường, những người bị béo phì thì cũng thiếu vitamin, mệt mỏi, viêm khớp và nhiều bệnh khác phát sinh từ chế độ ăn uống không tốt.

So với năm 1980 số phần trăm những người béo phì và dư thừa trọng lượng ở Mỹ đã tăng gần gấp đôi. Nếu năm 1980 có 15% dân số béo phì, thì đến năm 2000 con số này đã tăng lên 27% - có nghĩa 77 triệu người có triệu chứng lâm sàng về căn bệnh béo phì! Qua 4 năm tiếp theo con số này lại tăng lên 10% nữa và đang tăng với tốc độ không khác gì lây lan bệnh truyền nhiễm.

Với số lượng người béo phì và dư trọng lượng như vậy nên số người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số bệnh tương tự tăng lên gấp ba. Ngày hôm nay, trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ chúng ta lại chứng kiến sức khỏe của một phần quan trọng dân chúng đang rơi vào ngõ cụt. Và đây là một con số nữa gây sốc: ở Mỹ có đến 61% dân số có trọng lượng cơ thể dư thừa. Con số này cũng tăng gấp đôi so với năm 1980.

Ngày hôm nay ngành công nghiệp ăn uống có doanh số gần một nghìn tỷ đôla; và hơn một nghìn tỷ nữa (chính xác là 1,5 nghìn tỷ) là của ngành “doanh nghiệp bệnh tật” – y tế. Hai ngành này nuôi nấng hỗ trợ nhau một cách thật kỳ quái, bởi vì phần lớn bệnh tật xuất phát từ chế độ ăn uống không đúng do chính ngành công nghiệp ăn uống mang lại. Hai lĩnh vực khổng lồ với doanh số gần ba nghìn tỷ cộng tác với nhau để duy trì con số 61% dân chúng Mỹ bị dư thừa trọng lượng.

Đặc biệt là ngành công nghiệp ăn nhanh (fast food) và đồ ăn đóng gói. Trong các hiệu café, quán ăn người ta bán những món ăn hầu như không có ích lợi gì cho cơ thể con người. Chỉ có calo, đường và các chất phụ gia kích thích thèm ăn để tiêu thụ và tiêu thụ tiếp những thức ăn này. Người ta chóng quen với các loại thức ăn này, đặc biệt là trẻ em, thế nhưng trong đó lại không có gì hữu ích cả, và thế là bắt đầu các vấn đề sức khỏe trong đó có dư thừa trọng lượng.

Còn y tế thì sao? Nó hiện có doanh số 1,5 nghìn tỷ đô la. Nền y tế hiện đại đang chủ yếu chữa bệnh chứ ít làm các việc để ngăn ngừa bệnh. Hãy tưởng tượng, một người ngay từ nhỏ đã thích bánh mì kẹp hamburger, bị dư thừa trọng lượng bởi thức ăn quá nhiều calo, đến 30-40 tuổi bắt đầu có vấn đề sức khỏe, và đến bác sĩ. Bác sĩ làm gì? Bác sĩ sẽ khắc phục các triệu chứng, cho đơn thuốc. Người đó cầm đơn thuốc đi đến hiệu thuốc và mua thuốc. Nhà sản xuất thuốc sẽ thống kê các đơn thuốc của bác sĩ và trích thưởng cho bác sĩ tiền hoa hồng. Như thế thì hệ thống y tế sẽ không có lợi nếu người ta khỏe. Nó sẽ có lợi nếu người ta sống lâu nhưng luôn bệnh tật và do đó luôn phải mua thuốc. Có thể kể ra nhiều điều tương tự nữa.
Nếu nhìn vào các con số trên đây chúng ta có thể nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa sẽ đến một ngày mà tất cả mọi người đều dư thừa trọng lượng và mắc bệnh béo phì. Thực tế thì không phải như vậy.

Trong 39% dân số Mỹ không bị thừa trọng lượng có khoảng 10-15 triệu người đứng tuổi, nhưng khi có tuổi họ lại khỏe mạnh, và họ thực sự là trẻ nếu so sánh các chỉ số sinh học.
Những người này đại diện cho một khu vực kinh tế mới. Về cơ bản đây là những người có cuộc sống tốt, có tiền là họ nghĩ ngay đến việc phải củng cố sức khỏe, cải thiện chế độ ăn uống, cung cấp cho cơ thể vitamin và khoáng tố cần thiết, và nhất là thường xuyên sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng để duy trì trạng thái cơ thể khỏe mạnh.
Khi quan sát xu hướng này ta ngạc nhiên nhận thấy sự ra đời và phát triển của một ngành kinh tế mới.

Vào năm 2000 doanh số của ngành Wellness ở Mỹ đã đạt 200 tỷ đôla, trong đó chi cho các câu lạc bộ sức khỏe là 24 tỷ và cho vitamin và khoáng tố là 70 tỷ, tức là khoảng một nửa tổng số trên. Mười năm trước không hề có cái gì giống như thế cả.

Về định nghĩa, tất cả ngành wellness – đó đều là ngành công nghệ mới. Cách duy nhất để bạn biết về điều này – đó là qua người quen, người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chẳng hạn bạn gặp một người bạn học cũ: “Này John, trông cậu thật là tuyệt, cậu tràn trề sức khỏe, làm sao mà cậu được như thế?”. Bạn tiếp xúc với kinh nghiệm của ai đó về wellness và bạn bỗng thấy có cả một ngành wellness khổng lồ với biết bao nhiêu sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Từ tất cả các lĩnh vực mà tôi đã từng nghiên cứu từ trước cho tới nay tôi thấy ngành wellness hiện tại là có nhiều hứa hẹn nhất.

Thông tin đúng đắn về ăn kiêng, dinh dưỡng, chế độ ăn uống đúng, vitamin, khoáng tố, chất bổ sung dinh dưỡng là hầu như mâu thuẫn với những gì chúng ta được giáo dục. Tồn tại rất nhiều thông tin không chính xác, vì thế chúng ta không lạ khi thấy mọi người nói chung rất hoài nghi về điều này. Cách duy nhất để thay đổi tư duy của họ để bắt đầu tiếp nhận một thông tin mới – đó là qua giao tiếp con người với nhau.

Điều đó không thể thực hiện được trong một ngày. Có thể cần đến ba, bốn, năm, sáu cuộc nói chuyện với những người khác nhau bạn mới có thể thay đổi ý kiến của mình. Đó là vì sao, ngành wellness, mà thực chất là thông tin thay đổi nếp nghĩ của con người, lại làm việc tốt nhất trong điều kiện giao tiếp tay đôi gần gũi, tức là theo phương pháp của kinh doanh theo mạng.

Trong tương lai tôi nhận thấy, vào năm 2010 doanh số của ngành wellness có thể đạt tới một nghìn tỷ đôla. Tôi cũng nhận thấy tiềm năng vô cùng to lớn của ngành kinh doanh theo mạng và của những con người đại diện của ngành này. Tôi thấy rõ một số công ty kinh doanh theo mạng đang đi đầu trong ngành này vì họ đang vượt lên trên những người khác với thông tin mới của mình. Tôi nhìn thấy những khả năng tuyệt vời của ngành kinh doanh theo mạng, bởi vì ngày hôm nay - đó là phương pháp tốt nhất giới thiệu đến mọi người những sản phẩm và dịch vụ mới, ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Các công ty kinh doanh theo mạng đang có những khả năng vô tận để đưa những sản phẩm và dịch vụ của ngành wellness đến với người tiêu dùng. Tôi cũng nhìn thấy tiền đồ to lớn của những công ty kinh doanh theo mạng thành công, nhất là khi đang hoạt động trong ngành wellness gắn liền với sự phát triển công nghệ mới. Những công ty sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng của mình sẽ đạt thành công cao nhất...".

Unknown


Ước mơ lớn nhất cuộc đời tôi là cùng thực hiện ước mơ của bạn!
Xem tất cả các bài viết →

Ước mơ lớn nhất cuộc đời tôi là cùng thực hiện ước mơ của bạn! .